Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

10 Loài Cá Cảnh Được Ưa Chuộng Nhất

Cá Hồng Két là một loài lai, có hình ovan màu cam đậm và khi trưởng thành sẽ chuyển sang màu đỏ. Chúng rất xinh xắn với một mõm mũi nhỏ, lưng công dốc, đầu vồ về phía trước với chiếc mỏ không khép kín và quặp xuống như mỏ két. Mắt cá to tròn, và cái miệng nhìn khá dễ thương. Cá hồng két có dáng bơi lạ mắt do bóng hơi to khác thường. Chính nhờ màu đỏ rực vô cùng bắt mắt nên cá Hồng Két thường được cho là có thể đem lại may mắn cho gia chủ và theo nghiên cứu thì chúng còn là tổ tiên của loài cá la hán hiện nay.

Nguồn: https://petstutorial.com/10-loai-ca-canh-duoc-ua-chuong-nhat



#petstutorial
#10loaicacanhduocuachuongnhat

10 Loài Chim Cảnh Ưa Chuộng Nhất

Chim cu gáy có kích cỡ trung bình có trọng lượng từ 180g đến 200g. Con đực và con cái có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Vào thời kì sinh sản ở con đực vòng này nổi lên rất rõ người ta gọi là cườm. Lưng và mặt trên cánh lông chim có màu xám hung nhạt, ngực và bụng xám phớt hung. Mặt dưới đuôi có mút lông đuôi màu trắng. Mỏ chim cu gáy có màu đen, mắt màu vàng cam hay nâu đỏ, giò đổ tím. Tiếng kêu của chúng tựa như tiếng hót, tiếng sáo. Thức ăn chính của chúng thường là sâu bọ.

Nguồn: https://petstutorial.com/10-loai-chim-canh-ua-chuong-nhat



#petstutorial
#10loaichimcanhuachuongnhat

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Chim Sẻ - Thông Tin, Kiến Thức Về Chim Sẻ

Khi nuôi chim sẻ, bạn cần chú ý chọn lồng nuôi cần có thiết kế với không gian rộng rãi, thoáng mát, tránh ánh nắng và gió mùa. Điều lưu ý về chuồng nuôi chim sẻ cần có. Lồng nuôi chim phải có lưới hình mắt cáo ô nhỏ giăng kín chuồng để tránh tình trạng chim sẻ bay ra khỏi chuồng. Bên trong lồng, các bạn nên để thêm rơm, rác mục nhỏ, các tán cây, các khung gỗ để phục vụ việc làm chuồng của chúng khi đến mùa sinh sản.

Nguồn: https://petstutorial.com/chim-se



#petstutorial
#chimse

Chim Cu Gáy - Thông Tin, Kiến Thức Về Chim Cu Gáy

Chim cu là giống chim ăn hạt, hạt không được bóc vỏ (xây sát) trước khi cho chúng ăn. Hầu như người nuôi chim thích làm thức ăn bằng cách kết hợp nhiều loại hạt khác nhau. Trước khi cho ăn, bạn cần rửa sạch bụi và những cọng cỏ, phơi khô rồi cất giữ những hạt lúa ở nơi khô ráo hay bỏ vào chai lọ rồi đậy kín lại để tránh ẩm móc và côn trùng. Rất nhiều loại hạt có thể giữ cho chim cu gáy có sức khỏe tốt, như bông cỏ giúp tiêu hóa, lúa mạch đen giúp bổ cho bộ lông, đậu, mè cũng có chất dầu giữ cho lông chím bóng và cứng hơn. Hầu hết các loại hạt thông thường dùng cho chim cu có kích thước trung bình ( chim ngói, chim gáy ... ) là bo bo, lúa mì và hạt kê. Còn những loại chim có kích thước nhỏ ( cu pháp, cu gầm ghì...) lại ưa thích các loại hạt nhỏ như là kê hay hạt bông cỏ. Tuy nhiên, chúng sẽ ăn bo bo hay lúa mì nếu bạn cho chúng ăn. Ở Thái Lan, lúa là món ăn chính cho chim cu gáy, những loại hạt khác chỉ là món ăn phụ. Nước cho chim cu uống phải là nước sạch, nếu dùng nước máy thì đừng che đậy và chờ cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Nếu lồng chim thường treo ngoài nắng thì nên thay nước mỗi ngày để ngừa triệu chứng khô cổ họng cho chim.


Nguồn: https://petstutorial.com/chim-cu-gay



#petstutorial
#chimcugay

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

Cá Bống Mắt Tre - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Bống Mắt Tre

Khi thả cá Bống Mắt Tre trong môi trường nước lợ, bổ sung thêm nước ngọt sẽ kích thích cá sinh sản. Con cái sẽ đẻ trứng trên một bề mặt phẳng, con đực sẽ thụ tinh cho trứng. Sau khi thụ tinh, cá đực bảo vệ trứng khoảng bốn ngày thì trứng nở.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-bong-mat-tre


#petstutorial

#cabongmattre

Cá Ngựa Vằn - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Ngựa Vằn

Cá ngựa vằn là loài cá ăn tạp. Chúng ăn rất nhiều thứ khác nhau từ bùn đất cho đến cát, từ côn trùng cho đến động vật thuộc lớp nhện, từ thực vật và tảo biển cho đến cả rác. 
Nên cho cá ăn vừa đủ không nên để thức ăn dư thừa tránh làm thừa nhiều thức ăn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước bể cá của bạn. Cho cá ăn 2 lần/ngày. Ngoài thức ăn khô, bạn có thể bổ sung thêm thức ăn tươi như trùn chỉ. Khi nuôi cá này, nên mua ít nhất từ 8 đến 10 con để cá có đàn dễ sinh sống và phát triển.

#petstutorial
#canguavan

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Cá Hoàng Bảo Yến - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Hoàng Bảo Yến

Cá Hoàng Bảo Yến khá nhạy cảm với môi trường nước. Cũng như các loài cá khác, bạn cần phải thay nước trong bể để đảm cho môi trường sạch cho cá sinh sống. Khi thay nước trong bể, bạn không nên thay hết nước mà hãy giữ lại khoảng ¼ bể để không làm cá bị sốc do đột ngột thay đổi môi trường. Khi nuôi cá hoàng bảo yến, bạn nên trải sàn bằng cát sỏi để dễ quản lý và làm sạch bể một cách nhanh chóng.



#petstutorial
#cahoangbaoyen

Cá Dọn Bể - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Dọn Bể

Cá bống dọn bể là một loại cá dọn bể được ưa chuộng nhiều hiện nay. Cá thường sống ở tầng giữa và đáy bể. Cá thích hợp nuôi trong bể thủy sinh có nhiều thực vật . Cá bống dọn bể có cá tính nhút nhát, sinh sống ôn hòa nên có thể nuôi chung với các loài cá cảnh khác. Tuy vậy, cá bống dọn bể có một tính xấu là thích đeo bám trên cá khác để mút nhớt. Nếu trong bể bạn nuôi quá nhiều cá bống dọn bể thì vì tập tính xấu này nó có thể làm chết cá cảnh khác.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-don-be



#petstutorial
#cadonbe

Cá Vương Miện - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Vương Miện

Còn một lý do để khó sinh sản trong môi trường nuôi nhốt của cá Vương Miện là do nó phải trải qua một kiểu di cư nhất định trước khi sinh sản. Điều đó vốn không thể giả lập trong môi trường nuôi dưỡng. Với công nghệ hiện đại, các nhà lai tạo giống vẫn sẽ hoàn toàn có khả năng cho chúng sinh sản nhân tạo một cách đại trà vào một ngày không xa.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-vuong-mien



#petstutorial
#cavuongmien

Cá Lông Gà - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Lông Gà

Cá lông gà là loài cá đẻ trứng. Tuy nhiên, trái với kích thước của chúng thì cá lông gà lại là loài rất khó để sinh sản. Cá lông gà khi sinh sản thì bạn có thể cho cá ăn ấu trùng Artenia hoặc giun quế sẽ tốt cho cá sinh sản. Hiện nay, các nhà lai tạo giống đã sản xuất giống thành công ở Indonesia và ở Malaysia nên khả năng sinh tồn của loài cá này vẫn còn cao. Bạn không phải lo chúng bị tuyệt chủng nhé!

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-long-ga



#petstutorial
#calongga

Cá Phi Phụng - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Phi Phụng

Cá Phi Phụng rất ít khi được nuôi riêng lẻ. Chúng thường được nuôi kết hợp chung với cá rồng, cá hồng két, cá hổ hoặc cá la hán… bởi vì những loài cá này có thể sống hòa thuận và môi trường sống tương đồng với nhau.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-phi-phung


#petstutorial
#caphiphung

Cá Phượng Hoàng - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Phượng Hoàng

Cá phượng hoàng có giá không quá đắt. Giá của chúng thuộc hàng trung bình mặc dù vẻ đẹp không kém cạnh những loài đắt giá khác. Bạn có thể tìm mua cá Phương Hoàng ở các cửa hàng cá cảnh với giá khoảng 10000 đồng một con. Tùy vào độ đẹp của cá mà cá có giá dao động trong khoảng 10000 đến 50000 đồng.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-phuong-hoang



#petstutorial
#caphuonghoang

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Cá Nóc Da Beo - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Nóc Da Beo

Chắc chắn bạn sẽ tự hỏi cá nóc da beo có độc như loài cá nóc thông thường hay không? Cá nóc da beo là dòng cá ít độc được dùng làm thức ăn và nuôi làm cảnh. Cá nóc da beo là dòng cá nhỏ và có màu sắc tương đối đẹp với những chiếc đốm màu xanh đen giống như con báo. Cá nóc da beo có tác dụng tiêu diệt những loài cá, ốc có hại cho mùa màng. Dòng cá nóc này thường sinh sống thành bầy đàn.
Nguồn: https://petstutorial.com/ca-noc-da-beo

#petstutorial
#canocdabeo


Cá Ping Pong - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Ping Pong

Mồi sống và thức ăn dạng viên phải được phối hợp một cách hợp lý. Nếu bạn không làm đúng có thể dẫn đến vảy cá mọc không đều, thân hình không đủ tròn hoặc xuất hiện màng nhầy quanh thân cá. Bạn có thể cho cá ăn dưa leo, đậu Hà Lan, rau diếp, tôm, trùn chỉ, daphnia.
Bạn nên cho cá ăn no khoảng 8 đến 9 phần là tốt nhất. Không nên cho cá ăn quá nhiều sẽ dễ bị béo phì dẫn đến bơi yếu, vảy rụng. Tuy nhiên, nếu cho cá ăn ít quá thì cá không đủ dinh dưỡng để phát triển và sẽ không đạt đủ tròn như tiêu chuẩn.



#petstutorial
#capingpong

Cá Trân Châu - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Trân Châu

Những chú cá trân châu mẹ sắp sinh cần có không gian yên tĩnh và thật thoải mái để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” đấy nhé! Cá Trân Châu rất mắn đẻ và dễ sinh sản. Loài cá Trân Châu rất “sung sức”, chúng y như những “thanh niên” khỏe mạnh, sinh sản dễ dàng. Hầu như bạn sẽ không thấy chúng ủ rũ bao giờ trừ khi chúng bị bệnh, thời gian còn lại chúng hoạt động rất tích cực và hay bơi lội nhảy múa. 

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-tran-chau



#petstutorial
#catranchau

Cá Ranchu - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Ranchu

Bạn nên cần khống chế khối lượng thức ăn cho cá Ranchu lượng thức ăn quá nhiều là nguyên nhân chính khiến chúng bị chết. Tuy cá Ranchu có thể tiêu hóa tốt thức ăn nhưng khi có quá nhiều thức ăn thừa trong nước sẽ gây hại một điều là làm giảm lượng Oxy. Chỉ nên cho cá Ranchu ăn vừa đủ để chúng cân bằng được lượng Oxy dùng cho hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-ranchu






#petstutorial
#caranchu

Cá Phát Tài - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Phát Tài

Giống như hầu hết cá trong loài  này, cá phát tài  là loài xây dựng tổ bọt. Việc lai tạo tương đối dễ dàng nhưng là một nhiệm vụ khó khăn khi thực hiện trong bể cá. Cung cấp một bể nuôi đủ lớn cho những con cá khổng lồ này có lẽ là thách thức lớn nhất. Khi chúng vào được khoảng 6 tháng tuổi thì có thể sinh sản. Con trống sẽ mất 8 đến 10 ngày để xây dựng tổ của mình. Cá mái sẽ cho ra khoảng 1.500 đến 3.000 trứng. Trứng của chúng cũng nhẹ hơn nước và sẽ nổi lên trên. Cá trống sẽ thu thập những quả trứng trong miệng của mình và đặt chúng trong tổ của mình. Trứng nở trong khoảng 40 giờ và cá trống sẽ bảo vệ con cái trong khoảng 14 ngày sau khi sinh sản.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-phat-tai



#petstutorial
#caphattai

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Cá Thủy Tinh - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Thủy Tinh

Ngoài cá thủy tinh thông thường thì còn có cá thủy tinh đuôi đỏ với biến thể đuôi đỏ mang them màu sắc cho bể cá thủy sinh của bạn! Cá thủy tinh đuôi đỏ có tên khoa học là Prionobrama filigera. Cá thủy tinh đuôi đỏ thuộc bộ cá chim trắng, họ cá hồng nhung. Ở Việt Nam, cá thủy tinh đuôi đỏ còn có tên gọi khác là cá neon thủy tinh. Cá thủy tinh đuôi đỏ có nguồn gốc từ Nam Mỹ, phân bố ở lưu vực sông Amazon. Cũng như cá thủy tinh thông thường, khi nuôi cá thủy tinh đuôi đỏ bạn nên lưu ý trồng nhiều cây thủy sinh kèm một ít thực vật nổi.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-thuy-tinh



#petstutorial
#cathuytinh

Cá Sặc Gấm - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Sặc Gấm

Hàng ngày cần phải theo dõi và chăm sóc kỹ bể cho cá đẻ cũng như các hoạt động của cá bố mẹ. Khi cá cái đẻ, cá đực ép mình vòng quanh cá cái và sự sinh sản của cặp cá kéo dài thành nhiều đợt. Trứng cá sau khi thụ tinh được ấp trong tổ bọt nổi, tổ cá lúc này đã được giữ chắc nhờ dựa vào thành của bể hoặc một cây thủy sinh sát bờ. 

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-sac-gam



#petstutorial
#casacgam

Cá Hồng Kim - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Hồng Kim

Cá Hồng Kim có tính cách hiền hòa, tuy có đuôi hình kiếm nhưng chúng hoàn toàn không có tính cạnh tranh với các giống cá khác. Giữa đồng loại cũng không xảy ra hiện tượng đấu đá lẫn nhau. Có thể nuôi chung với hầu hết các loại cá cảnh khác. Tuy nhiên nên tránh các giống cá hung dữ.
Đây là giống cá có khả năng thích ứng mạnh, dễ nuôi dưỡng. Nó có thể chịu được nhiệt độ xuống tới 5 độ C. Tuy nhiên nó sẽ không thể chịu đựng lâu và ó thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cá.



#petstutorial
#cahongkim

Cá Hồng Két - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Hồng Két

Cá hồng két King Kong nghe tên thôi là bạn biết nó không hề nhỏ chút nào rồi phải không! Thật vậy, cá hồng két King Kong đứng đầu trong dòng họ cá hồng két bởi kích thước lẫn màu sắc của nó. Cá hồng két King Kong còn được dân chơi cá gọi với cái tên khá đẹp là kim cương hồng két hoặc kim cương anh vũ. Cá hồng két King Kong đạt được kích thước cơ thể cực lớn lên tới 25 cm. Nó có màu hồng chói lóa với miệng và cằm luôn chìa ra phía trước.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-hong-ket



#petstutorial
#cahongket

Cá Thần Tiên - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Thần Tiên

Màu sắc của phân cũng phản ánh phần nào tình trạng sức khoẻ của cá. Chỉ cần chú ý hơn, bạn có thể dễ dàng chữa bệnh sớm và tránh được các bệnh thường gặp ở cá thần tiên như bệnh Exophthalmia, bệnh đốm trắng, bệnh tuyệt thực,…



#petstutorial
#cathantien

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Cá Neon - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Neon

Bạn sẽ cần chuẩn bị một cái bình có đường kính 90mm, cao 180mm, sâu 130mm để cho cá sinh sản. Cá neon sẽ cần một đêm yên tĩnh thực sự để đẻ. Sau khi đã thả cặp cá đã phối giống vào trong bình, bạn bọc kín thân bình để tạo không gian yên tĩnh và tạo màu tối cho cá an tâm. Bạn có thể mở bình ra quan sát vào khoảng 10 sáng hôm sau để xem cá neon có đẻ trứng chưa. Nếu nó đẻ rồi thì thả nó về bể, còn nếu không thì để nó trong bình thêm khoảng 2 đến 3 ngày nữa. Nếu đến ngày thứ 4 mà cá neon vẫn chưa đẻ thì phải thả cá về bể lại.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-neon



#petstutorial
#caneon

Cá Hà Lan - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Hà Lan

Sau khi đẻ xong, bạn hãy vớt cá mẹ sang bể khác và để cá con lại bạn tự chăm sóc, cho ăn đến khi cá con lớn. Nếu bạn không tách cá mẹ ra thì chúng có thể nhầm lẫn cá con là thức ăn của chúng. Hơn nữa, cá nhỏ có sức đề kháng còn yếu và càng không nên thay đổi môi trường đột ngột nên chỉ có cá mẹ là cần được tách ra bể riêng. Bạn hãy đặt bể cá ở nới có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp, phủ một lớp cát sẫm màu ở dưới đáy.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-ha-lan



#petstutorial
#cahalan

Cá Nàng Hai - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Nàng Hai

Ao nuôi cá Nàng Hai tốt nhất là gần nguồn sông chính. Nước ngọt có thể cung cấp vào ao dễ dàng. Ao cần có bờ chắc chắn, bờ ao cần cao hơn đỉnh lũ ít nhất 50 cm. Tùy cỡ ao lớn nhỏ mà đặt 2 đến 3 ống bọng để cấp và thoát nước. Bạn phải lấp hết các lỗ mọi quanh bờ và để độ sâu nước từ 1,2 m đến 1,5 m. Nhiệt độ nước thích hợp từ 26 đến 30 độ C, pH từ 7-8,5, lượng ô xy hòa tan > 3 mg/lit.

Cá Lau Kiếng - Thông Tin, Kiến Thức Về Cá Lau Kiếng

Cá lau kiếng ăn tảo, rêu, thực vật, mùn bã, giáp xác và côn trùng nhỏ. Chúng cũng ăn được những thức ăn mà các loài cá cảnh khác hay ăn như cám viên, trùn chỉ, sâu lạnh,…Cá lau kiếng có thể sống mà không cần nguồn thức ăn của bạn trong vòng 1 tháng. Bạn cần tránh cho lau kiếng ăn nhiều bởi vì khi no rồi nó sẽ không còn giúp bạn “lau kiếng” nữa.

Nguồn: https://petstutorial.com/ca-lau-kieng



#petstutorial
#calaukieng